IMC plan (kế hoạch tiếp thị tích hợp) là một tài liệu chi tiết, lập kế hoạch các hoạt động tiếp thị và truyền thông đen xen nhằm mang đến hiệu quả truyền thông cao nhất. Ngoài ra, IMC plan còn có những đặc điểm nổi bật gì? Mời bạn cùng đọc đến cuối bài viết để hiểu hơn IMC plan là gì nhé.
IMC đang dần trở thành yếu tố cốt lõi làm nên thành công cho các chiến dịch truyền thông tiếp thị cho các doanh nghiệp. Ảnh: Internet
IMC plan là gì?
IMC (Integrated Marketing Communications) là tiếp thị tích hợp, bao gồm sự kết hợp giữa các hoạt động truyền thông, tiếp thị như quảng cáo, PR, tiếp thị trực tuyến… để đẩy mạnh thông điệp đến với khách hàng.
Bản chất của IMC bao gồm 4 đặc điểm:
- Đây là một quá trình kinh doanh chiến lược.
- Khách hàng là một phần quan trọng của quá trình.
- Yêu cầu đảm bảo sự giải trình, tính minh bạch và khả năng đo lường kết quả, hiệu quả chương trình truyền thông.
- Mục tiêu IMC không chỉ hướng đến tạo ra lợi nhuận ngắn hạn mà còn tập trung vào xây dựng thương hiệu và giá trị dài hạn.
IMC plan – truyền thông marketing tích hợp. Ảnh: Internet
Trong IMC plan nêu rõ mục tiêu, đối tượng khách hàng, thông điệp truyền tải. Đồng thời lên lịch trình, phân công nhiệm nhiệm vụ chi tiết cho từng kênh truyền thông.
Tại sao chúng ta cần IMC plan?
IMC plan đóng vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động marketing của một doanh nghiệp. Các chuyên gia trong lĩnh vực này đã đưa ra 3 lý do, lý giải vì sao chúng chúng ta cần IMC plan, đặc biệt với người làm marketing:
Tránh lãng phí nhân lực
Trong các chiến dịch quảng cáo, tiếp thị… nguồn lực cho các hoạt động này cần sự đồng bộ, liên kết để quá trình phối hợp diễn ra nhịp nhàng hết sức có thể, mang lại hiệu quả cao. IMC plan tổng hợp, phân bổ nhân lực một cách hiệu quả, mô tả cách mà mọi người trở thành khách hàng kể từ thời điểm lần đầu tiên có nhận thức về thương hiệu đến khi mua hàng. Nhiệm vụ của người làm Marketing chính là đưa càng nhiều người dùng lên đầu phễu càng tốt, cũng như hạn chế tối đa sự thất thoát giữa các giai đoạn.
Xây dựng IMC plan giúp tối ưu nhân lực. Ảnh: Internet
Đảm bảo tính nhất quán
Thành phần phổ biến nhất trong bộ nhận diện thương hiệu chính là logo bởi mỗi doanh nghiệp hầu như chỉ có một logo duy nhất, nhưng nó không phải tất cả. Bên cạnh logo, bạn nên xây dựng cho mình khoảng 3 – 5 yếu tố nhận diện thương hiệu, và chúng có thể là: màu sắc, linh vật…
Dễ dàng đánh giá và điều chỉnh để hoàn thiện hơn
IMC plan giúp đánh giá và điều chỉnh chiến lược khi có sự theo dõi và phân phân tích tổng thể kết quả các hoạt động tiếp thị. Từ đó có sự điều chỉnh kịp thời để chiến lược marketing bùng nổ hơn.
Các bước xây dựng IMC plan bài bản nhất
Bước 1: Xác định mục tiêu chung của chiến dịch
Xác định mục tiêu cụ thể để dễ đo lường, các chỉ số về doanh thu, mục tiêu phần trăm về thị trường hoặc mục tiêu nhận diện thương hiệu.
Không những thế, doanh nghiệp còn có thể đặt mục tiêu về lượng truy cập website, số lượng email đăng ký, tỷ lệ chuyển đổi từ khách hàng…
Các mục tiêu này sẽ giúp bạn đo lường hiệu quả và có cơ sở để đánh giá hoạt động truyền thông. Ảnh: Internet
Bước 2: Xác định đối tượng mục tiêu
Xác định đối tượng mục tiêu là bước quan trọng trong việc lập kế hoạch truyền thông tích hợp nhằm xác định nhóm khách hàng tiềm năng, đặt nền móng cho quá trình triển khai IMC plan hiệu quả.
Cơ sở xây dựng hồ sơ khách hàng bao gồm: độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập, nơi cư trú, thương hiệu yêu thích… đây là những cơ sở quan trọng để lựa chọn kênh phù hợp và phát triển nội dung.
Bước 3: Insight – định danh đối tượng khách hàng
Tất nhiên, không thể thiếu insight khách hàng trong IMC plan, nếu không, kế hoạch cũng thành vô nghĩa nếu doanh nghiệp không hiểu về nhu cầu, suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của khách hàng tiềm năng.
Đây chính là bước đệm then chốt để triển khai thông điệp truyền thông hiệu quả. Từ đó, xây dựng insight mong muốn với tâm lý và nhu cầu của nhóm đối tượng.
Khi đã nắm được những insight của khách hàng, các Marketer cần phải đưa ra được một ý tưởng để giải quyết được những vấn đề đó. Ảnh: Internet
Bước 4: Xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng kênh và hoạt động
Việc lập kế hoạch chi tiết từng kênh truyền thông giúp định hướng cụ thể từng hoạt động, đảm bảo sự đồng bộ và phối hợp. Hơn hết, dây là cơ sở để theo dõi, điều phối và đánh giá hiệu quả các hoạt động.
Ví dụ như:
Kênh bán hàng: xây dựng kịch bản tư vấn, lựa chọn địa điểm giao dịch, bố trí nhân sự, lịch làm việc…
Kênh mạng xã hội: Xây dựng nội dung bài viết, hình ảnh, video phù hợp với nền tảng, kế hoạch hoạch đăng tải, phản hồi khách hàng…
Bước 5: Triển khai đồng bộ
Sau khi xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng kênh, bước tiếp theo là triển khai đồng bộ hoạt động theo lịch trình đề ra trước đó.
Tiếp theo, cập nhật các hoạt động lên mạng xã hội đã được đồng bộ trên các nền tảng, điều này giúp cho việc triển khai tạo sức mạnh tổng hợp, mang lại hiệu quả cao hơn hơn với triển khai riêng lẻ từng kênh.
Bước 6: Theo dõi đánh giá định kỳ, đo lường hiệu quả
Cuối cùng, sau mỗi giai đoạn triển khai nhất định, thường là theo quý hoặc nửa năm, doanh nghiệp sẽ tiến hành đánh giá kết quả:
Cụ thể:
- Khảo sát lại các chỉ tiêu đo lường đã đề ra như doanh thu, thị phần, nhận diện thương hiệu…
- Tổng hợp các báo cáo số liệu về đầu ra của từng hoạt động như lượt xem, lượt tìm kiếm…
- Đánh giá mức độ data (đạt/chưa đạt), nguyên nhân dẫn đến hiệu quả/chưa hiệu quả.
- Cập nhật kết quả, báo cáo định kỳ, xem xét và điều chỉnh theo kế hoạch. Qua đó, kịp thời khắc phục hạn chế, hoàn thiện chiến lược, nâng cao hiệu quả cho IMC plan.
IMC plan cung cấp một kế hoạch toàn diện cho các hoạt động tiếp thị và truyền thông, mang đến hiệu quả cho doanh nghiệp. Qua những thông tin trong bài viết, chắc hẳn đã mang đến cho bạn cái nhìn tổng thể về kế hoạch truyền thông tích hợp này.
G2B Media là một trong những công ty cung cấp dịch vụ cho thuê biển quảng cáo top đầu hiện nay với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, tận tâm, chu toàn từ A – Z trong mọi chiến dịch.
Nếu trong kế hoạch truyền thông của doanh nghiệp cần dịch vụ OOH: LCD, frame, led, pano, billboard… Hãy liên hệ hotline 0937 95 30 30 để được tư vấn nhé!