Giá trị thương hiệu là một loại tài sản vô hình của doanh nghiệp và cũng chính là thước đo mức độ thành công của thương hiệu trên thị trường. Vậy cụ thể giá trị thương hiệu là gì? Làm cách nào để nâng tầm Brand Value cho doanh nghiệp? Cùng G2B Media tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây nhé!
Giá trị thương hiệu là gì?
Giá trị thương hiệu là thước đo sự thành công của một doanh nghiệp trên thị trường
Giá trị thương hiệu hay còn được gọi là Brand Value, chính là 1 tài sản vô hình của 1 công ty và là niềm tin nền tảng của 1 công ty trong lòng khách hàng. Điều này còn đồng nghĩa với việc người tiêu dùng sẵn lòng chi một khoản tiền để sở hữu sản phẩm/ dịch vụ của thương hiệu đó.
Bên cạnh đó, giá trị thương hiệu cũng được xem là thước đo để khẳng định vị trí cũng như sự khác biệt của thương hiệu với đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Một số yếu tố tạo nên Brand Value
Để đánh giá giá trị thương hiệu của một doanh nghiệp cần dựa vào 2 yếu tố là chi phí xây dựng và giá trị thị trường. Cùng g2b.com.vn tìm chi tiết hơn về 2 yếu tố này dưới đây:
Định giá giá trị thương hiệu dựa trên chi phí xây dựng
Cost-Based Brand Valuation chính là cách định giá thương hiệu dựa trên chi phí. Yếu tố này thường được cân nhắc đầu tiên khi doanh nghiệp muốn xây dựng một kế hoạch phát triển thương hiệu. Có thể hiểu một cách đơn giản đây chính là mức chi phí bỏ ra khi một doanh nghiệp mới thành lập muốn tạo dựng tên tuổi của mình trên thị trường.
Chi phí xây dựng có thể bao gồm chi phí đăng ký thương hiệu, cấp giấy phép kinh doanh hoặc chi phí khuyến mãi, quà tặng, chi phí quảng cáo, truyền thông …
Định giá thương hiệu thông thường được áp dụng đối với những thương hiệu mới hoặc những thương hiệu đang có ý định tái cơ cấu.
Định giá giá trị thương hiệu dựa trên giá trị thị trường
Khi định giá bằng phương thức này, yêu cầu doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kỹ càng, nghiên cứu và phân tích sâu về giá trị, chi phí của thương hiệu đó hiện tại trên thị trường. Từ đó mới có thể đưa ra những dự đoán về giá trị nội tại mà thương hiệu đó đang có.
Khi sử dụng phương pháp này, đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn thường xuyên cập nhật các thông tin thị trường. Bên cạnh đó, phải định giá chính xác thương hiệu tại thời điểm thực hiện. Định giá thương hiệu sẽ bị chịu ảnh hưởng bởi những biến động về giá của thị trường tại mỗi thời điểm khác nhau mà cho ra những kết quả khác nhau.
Có nhiều cách để định giá thương hiệu trên thị trường
Các cách nâng tầm giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp sẽ có những định hướng riêng để nâng tầm giá trị thương hiệu. Dưới đây là một số định hướng xây dựng giá trị thương hiệu mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp.
Nhân cách hóa thương hiệu
Hiện nay thị trường đầy sự cạnh tranh nên nhân cách hoá thương hiệu trở thành một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc xây dựng giá trị thương hiệu. Do đó doanh nghiệp cần thực hiện việc đổi mới từng ngày để có thể giữ chân khách hàng cũ và thu hút thêm nhiều khách hàng mới. Chẳng hạn như sử dụng một tone giọng nhất quán cho thương hiệu, thể hiện được tính cách thương hiệu qua các chiến dịch truyền thông, giữ vững các thông điệp …
Tạo ra sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh
Tạo ra sự khác biệt là yếu tố hàng đầu doanh nghiệp cần lưu ý khi thành lập một thương hiệu và xây dựng giá trị thương hiệu. Khi tạo ra được sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh, thương hiệu sẽ có được chỗ đứng trong lòng khách hàng và trở thành sự ưu tiên hàng đầu mỗi khi họ có nhu cầu.
Doanh nghiệp của bạn có thể bán những sản phẩm, dịch vụ giống với những doanh nghiệp khác trên thị trường nhưng trải nghiệm của bạn đem đến cho khách hàng phải hoàn toàn khác biệt. Đó chính là yếu tố đặc biệt giúp cho doanh nghiệp của bạn tạo được dấu ấn và khắc sâu vào trong tâm trí khách hàng.
Nâng cao trải nghiệm khách hàng
Việc tập trung vào nâng cao trải nghiệm của khách hàng là mục tiêu hàng đầu mà mọi doanh nghiệp đều hướng đến trong quá trình nâng cao giá trị thương hiệu. Khi một doanh nghiệp tạo ra được sự hài lòng cho khách hàng ngay từ những lần trải nghiệm đầu tiên sẽ tạo nên nền tảng tốt để kiến tạo niềm tin từ phía khách hàng.
Hơn nữa, đây cũng là một chiến lược Marketing hiệu quả giúp doanh nghiệp phát triển nhanh chóng. Đặc biệt là khi tạo ra liên kết cho những nhóm khách hàng đã có trải nghiệm tích cực và những người chưa từng trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu.
Tạo nên sự khác biệt sẽ giúp doanh nghiệp nâng tầm giá trị thương hiệu
Đặt lợi ích, nhu cầu khách hàng lên trên hết
Giá trị thương hiệu thực sự cần phải được xây dựng dựa trên những đặc điểm riêng biệt và những lợi ích mà họ đem lại cho khách hàng. Điều quan trọng là doanh nghiệp không thể chỉ muốn khác biệt mà bỏ qua những lợi ích và nhu cầu của khách hàng.
Thay vào đó cần phải đặt nền tảng trên trải nghiệm, nhu cầu và lợi ích của khách hàng để tối ưu hóa giá trị thương hiệu. Chỉ khi đã hoàn thiện tốt được những điều đó, bạn mới nên mở rộng và sáng tạo theo hướng mà bạn mong muốn. Lúc này cũng trở thành thời điểm lý tưởng, vì thương hiệu của bạn đã đạt được lòng tin từ phía khách hàng.
Lời kết
Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về giá trị thương hiệu và cách nâng tầm giá trị thương hiệu. Hy vọng các thông tin g2b.com.vn chia sẻ trong bài viết trên có thể giúp bạn trả lời được câu hỏi: “Giá trị thương hiệu là gì?”. Đừng quên chia sẻ bài viết cũng như theo dõi website của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều bài viết bổ ích tiếp theo nhé!