Thông điệp truyền thông là một khái niệm cơ bản trong hoạt động quảng cáo – tiếp thị. Các thông điệp truyền thông này bao gồm những gì? Chúng sẽ truyền tải những thông điệp ra sao và mang đến cho khách hàng những cảm xúc, giá trị nào? Hãy cùng G2B Media giải mã từ khóa “thông điệp truyền thông” qua bài viết sau đây bạn nhé!
Thông điệp truyền thông mang thương hiệu đến gần hơn với khách hàng. Ảnh: Internet
Thông điệp truyền thông (Media message) là gì?
Với sự bùng nổ của mạng xã hội và hàng loạt trang thông tin điện tử bên cạnh báo chí, kênh truyền hình chính thống. Công chúng chắc hẳn sẽ tò mò về các khái niệm của truyền thông và mong muốn được tường tận, thông điệp truyền thông là gì?
Media Message là gì? Có ảnh hưởng thế nào trong các chiến dịch quảng bá. Ảnh: Internet
Theo thông tin mà G2B Media chọn lọc, thông điệp truyền thông (Media Message) là thông tin, ý tưởng mà doanh nghiệp hoặc một cá nhân nào đó mong muốn truyền tải đến khách hàng thông qua các kênh truyền thông, quảng cáo mà họ có.
Theo đó, thông điệp truyền thông phải thống nhất ở mọi kênh, giúp khách hàng hoặc một nhóm công chúng, đối tượng nào đó mà doanh nghiệp/cá nhân muốn đến để họ nhớ về hình ảnh, vai trò của doanh nghiệp/cá nhân một cách nhanh chóng. Từ đó, góp phần xây dựng vị thế của doanh nghiệp, hình ảnh của cá nhân một cách nhanh chóng.
Thông điệp truyền thông trong marketing là gì?
Thông điệp truyền thông trong marketing là những ý nghĩa, thông điệp mà nhãn hàng/doanh nghiệp/cá nhân muốn truyền tải đến nhóm khách hàng mục tiêu của họ, thông qua các kênh truyền thông như quảng cáo, khuyến mãi, PR…
Ví dụ về thông điệp truyền thông
“Về nhà” – Thông điệp kinh điển luôn được yêu thích mỗi dịp năm mới
Với insight, gia đình là nơi mỗi người thuộc về, mang ý nghĩa đặc biệt trong mỗi con người mỗi mùa đoàn tụ.
Là một thương hiệu nội địa đã im ắng nhiều năm, không ai nghĩ Biti’s lại có một sự trở lại đầy ngoạn mục như vậy. Và điều quan trọng làm nên sự thành công đó là biết lắng nghe và chịu thay đổi để có thể phù hợp với các khách hàng trẻ tuổi.
Thông điệp “Đi để trở về” làm mưa làm gió cộng đồng mạng Việt Nam. Ảnh: Internet
Vì vậy không những vực dậy được thương hiệu mà Biti’s và “Đi để trở về” còn là điều được nhiều người quan tâm trong dịp Tết, một dịp thường bị cạnh tranh rất nhiều bởi những “chiến dịch khủng” từ nhiều thương hiệu đình đám khác.
Thông điệp về sức khỏe
Dầu ăn Simply đã ra đời với câu slogan: “Dầu ăn Simply – Cho một trái tim khỏe”. Với Insight, những người nội trợ trong gia đình ngày càng quan tâm hơn đến việc lựa chọn những sản phẩm an toàn và tốt cho sức khỏe. Đặc biệt những gia đình có người lớn tuổi và trẻ nhỏ thì việc lựa chọn chế độ ăn uống hợp lý càng được ưu tiên. Đồng thời, mong muốn có một hệ tim mạch khỏe mạnh.
Thông điệp giúp nhãn hàng ghi dấu trong tâm trí người tiêu dùng. Ảnh: Internet
Từ thông điệp, có thể thấy dầu ăn Simply không chỉ đem lại những bữa ăn hoàn hảo, giàu chất dinh dưỡng, mà còn là “thần hộ mệnh” đối với “trái tim” của mọi gia đình.
Để xây dựng một thông điệp truyền thông hiệu quả cần gì?
Sự xâm lấn của mạng xã hội và công nghiệp truyền thông, báo chí đang tích cực tạo ra nhiều giải pháp nội dung mới. Để xây dựng một thông điệp truyền thông hiệu quả, bạn cần nắm rõ những yếu tố sau:
Xác định mục tiêu truyền thông cụ thể
Đầu tiên, để xây dựng thông điệp truyền thông hiệu quả, bạn cần phải xác định được mục tiêu rõ ràng, cụ thể và chi tiết nhất. Hay còn gọi là “tìm và chạm đúng insight” khách hàng, bước đầu có vẻ đơn giản, nhưng khi đi vào thực thi, đây là một trong những yếu tố quan trọng, góp phần quyết định sự thành công của chiến dịch.
Xác định phương tiện truyền thông phù hợp
Tiếp theo, bạn cần xác định phương tiện truyền thông phù hợp, một số phương tiện truyền thông bạn có thể tham khảo, lựa chọn như sau:
- Truyền thông truyền thống: báo chí, tạp chí, radio, TV. Phù hợp để truyền tải thông điệp diện rộng với độ phủ sóng cao. Tuy nhiên, chi phí lớn, hình thức này có thể tốn nhiều ngân sách của doanh nghiệp nhỏ, nên bạn cần cân nhắc khi sử dụng.
- Mạng xã hội, chúng hiệu quả khi cần truyền tải thông điệp ngắn gọn, hình ảnh sống động đến các người trẻ. Hình thức này hiện này đang phát triển mạnh mẽ, rất được yêu thích.
- Trang web, landing page: đăng bài, đăng tin và video giúp khách hàng trực tiếp được tìm hiểu sâu hơn về sản phẩm, thông điệp…
- Email marketing: gửi thông điệp trực tiếp đến khách hàng tiềm năng, nhóm đối tượng đang quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ nào đó mà doanh nghiệp bạn đang kinh doanh, cung cấp…
- Sự kiện, triển lãm, workshop: trong những năm gần đây, các hình thức này phát triển mạnh mẽ, tạo trải nghiệm sống động đến khách hàng để họ thấy được những giá trị nhận được.
- Quảng cáo trực quan: banner, băng rôn, cờ phướn… Nếu bạn đang tìm đơn vị uy tín để xây dựng các chiến dịch quảng cáo ngoài trời, hãy liên hệ quảng cáo G2B Media để được tư vấn, báo giá chi tiết.
Xây dựng nội dung cho thông điệp hấp dẫn
Sứ mệnh của thông điệp truyền thông là đề cập đến lợi ích, giá trị cốt lõi mà sản phẩm, thương hiệu mang đến cho công chúng, giải quyết những nỗi lo ngại, băn khoăn của họ.
Nhưng chỉ cần một đoạn nhạc ngắn ngủi, thương hiệu mỳ này đã… cười vào mặt tất cả các chiến dịch truyền thông và marketing của những đối thủ khác. Ảnh: Internet
Tùy vào sản phẩm, hãy truyền tải thông tin bằng ngôn ngữ gần gũi, đơn giản với người dùng, tránh những từ ngữ mang tính học thuật.
Hơn nữa, nếu muốn tung ra một thông điệp nào đó, hãy quay lại bước 1, nghiên cứu nhu cầu, động cơ, văn hóa… của nhóm khách hàng, công chúng mục tiêu một cách nghiêm túc.
Đo lường, đánh giá hiệu quả truyền thông
Cuối cùng, đo lường và đánh giá hiệu quả của một chiến dịch truyền thông. Nếu chưa biết cách, bạn hãy tham khảo một số chỉ số như:
- Reach: số lượng tiếp cận với thông điệp
- Impression: số lần thông điệp xuất hiện trên các kênh
- Engagement rate: tỷ lệ tương tác trên tổng reach (like, share, comment)
- Website traffic: lượt truy cập vào website từ chiến dịch
- Download/view rate: tỷ lệ tải xuống, xem các nội dung
- Lead generation: số lượng khách hàng tiềm năng thu được
- Brand awareness: mức độ nhận biết thương hiệu
- Increase: doanh số bán hàng so với trước chiến dịch
Và bạn nên định kỳ đo lường các chỉ số này để điều chỉnh chiến dịch một cách kịp thời, đánh giá hiệu quả chiến lược và lựa chọn kênh phù hợp.
Bạn cần một cái gì đó để giữ cho mình đi đúng hướng, để phấn đấu hướng tới các mục tiêu đề ra. Ảnh: Internet
Vai trò của thông điệp truyền thông
Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, vai trò của truyền thông hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp. PR trở thành cầu nối nhanh và hiệu quả để đưa sản phẩm hoặc một cá nhân nào đó đến gần với cộng đồng.
Truyền tải thông tin và gây ấn tượng
Khi nhắc đến thông điệp truyền thông, vai trò đầu tiên highlight cho nội dung này chính là giúp khách hàng hiểu, nhớ và nhận diện thương hiệu.
Cách BAEMIN truyền tải thông điệp chiếm được một vị trí lợi thế trong “bộ nhớ” của khách hàng. Ảnh: Internet
Kích hoạt, tăng cường sự quan tâm và lòng tin
Tiếp theo, thông điệp càng đơn giản, ngắn gọn thì khách hàng càng dễ nhớ. Hoặc chúng gây ấn tượng bởi sự hài hước chẳng hạn, từ đó tò mò, kích thích sự quan tâm đến thương hiệu.
Mang tính thuyết phục
Một thông điệp truyền thông hiệu quả cần phải chứa đựng các yếu tố như: tin tưởng, sự thuyết phục, tính thú vị, tính hữu ích, tạo cảm hứng và hấp dẫn. Bằng cách sử dụng các kỹ thuật truyền thông như lựa chọn từ ngữ, màu sắc, hình ảnh và âm thanh phù hợp, bạn có thể tạo ra thông điệp truyền thông thuyết phục và kích thích người tiêu dùng mua hàng.
Các dạng phổ biến của thông điệp truyền thông
Bạn có thể tìm hiểu các dạng phổ biến của thông điệp truyền thông như sau:
Theo hình thức truyền tải
Thông điệp có thể được truyền qua nhiều hình thức khác nhau, bao gồm truyền qua âm thanh, hình ảnh, văn bản, video, đài phát thanh, truyền hình, báo chí, mạng xã hội và các kênh truyền thông khác.
Theo mục đích
Tùy vào mục đích của nhãn hàng hoặc một cá nhân nào đó, thông điệp có thể được thiết kế nhằm giải trí, giáo dục, tuyên truyền, quảng cáo, bán hàng, thúc đẩy nhận thức, chia sẻ thông tin…
Theo đối tượng
Tiếp đó, thông điệp có thể được nhắm mục tiêu đến các đối tượng nhất định, bao gồm khách hàng tiềm năng, người tiêu dùng, nhà đầu tư, cộng đồng, công chúng và các đối tượng khác.
Theo phương tiện truyền thông
Phương tiện truyền thông cũng có ảnh hưởng đặc biệt khi thực hiện thông điệp, tùy thuộc vào nền tảng ví dụ như truyền hình, phát thanh, báo chí, tạp chí, mạng xã hội…
Lựa chọn phương tiện truyền thông phù hợp giúp cho doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận và thu lại những phản hồi từ khách hàng của mình.. Ảnh: Internet
Theo hình thức sáng tác
Cuối cùng, thông điệp truyền thông được phân loại dựa trên hình thức sáng tác của chúng, bao gồm văn bản, thơ, nhạc, hình ảnh, video và các hình thức sáng tác khác.
Trên đây là thông tin và các vị dụ về thông điệp truyền thông. Với mỗi chiến dịch, cần có những điểm sáng tạo riêng, phù hợp với sản phẩm và khách hàng. Nếu muốn hiện thực hóa thông điệp truyền thông của bạn, hãy liên hệ G2B Media để chúng tôi hỗ trợ, tạo ra các chiến dịch viral, thu hút sự quan tâm của công chúng nhé!