Treo băng rôn, cờ phướn, banner là một hình thức quảng cáo ngoài trời có chi phí thấp, tiếp cận được với nhiều người, phù hợp với các doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn. Tuy nhiên, hình thức quảng cáo tưởng chừng đơn giản này cũng cần phải xin phép và được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt kỹ lưỡng để tránh vi phạm pháp luật. Hãy cùng G2B Media tìm hiểu về các thủ tục cần thiết để xin giấy phép treo băng rôn quảng cáo ngay tại bài viết này.

thủ tục xin giấy phép khi treo băng rôn

Treo băng rôn quảng cáo trên đường phố. Ảnh: Internet

Treo băng rôn, phướn, banner quảng cáo có cần xin giấy phép hay không? Tại sao?

Treo băng rôn, cờ phướn, banner là một hình thức quảng cáo ngoài trời, mà theo luật pháp đã quy định thì bất cứ một hình thức quảng cáo ngoài trời nào cũng cần phải xin giấy phép, hoàn tất đầy đủ thủ tục, có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền trước khi triển khai. Công tác quản lý đối với hình thức này quảng cáo này lúc nào cũng được siết chặt.

hướng dẫn xin giấy phép khi treo băng rôn

Mẫu giấy thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng rôn. Ảnh: Internet

Một số nghị định, điều luật liên quan tới hình thức treo băng rôn, banner, cờ phướn… quảng cáo

Treo băng rôn, cờ phướn, banner là hình thức quảng cáo công khai ngoài đường phố, ảnh hưởng trực tiếp đến mỹ quan đô thị. Nếu băng rôn bị treo một cách bừa bãi sẽ khiến cho đường phố trở nên nhem nhuốc, phản cảm, lúc đó đơn vị thực hiện và các bên liên quan có thể bị xét là vi phạm pháp luật. Do đó, doanh nghiệp, nhãn hàng trước khi triển khai quảng cáo cần lưu ý một số điều luật, quy định để tránh vi phạm.

Điều 27, Luật Quảng cáo năm 2012 quy định như sau:

“1. Việc đặt bảng quảng cáo, băng-rôn phải tuân thủ quy định về khu vực bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa; hành lang an toàn giao thông, đê điều, lưới điện quốc gia; không được che khuất đèn tín hiệu giao thông, bảng chỉ dẫn công cộng; không được chắn ngang qua đường giao thông và phải tuân thủ quy hoạch quảng cáo của địa phương và quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

  1. Các sản phẩm quảng cáo thể hiện trên bảng quảng cáo, băng-rôn phải ghi rõ tên, địa chỉ của người thực hiện.
  2. Quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn có nội dung tuyên truyền, cổ động chính trị, chính sách xã hội phải tuân theo những quy định sau:
  3. a) Biểu trưng, lô-gô, nhãn hiệu hàng hóa của người quảng cáo phải đặt ở phía dưới cùng đối với bảng quảng cáo, băng-rôn dọc và phía bên phải đối với băng-rôn ngang;
  4. b) Diện tích thể hiện của biểu trưng, lô-gô, nhãn hiệu hàng hóa của người quảng cáo không quá 20% diện tích bảng quảng cáo, băng-rôn.
  5. Thời hạn treo băng-rôn không quá 15 ngày.”

Điều 42 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo như sau:

“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  1. a) Treo, dựng, đặt, gắn mỗi bảng quảng cáo, băng-rôn, màn hình chuyên quảng cáo ngoài trời không đúng vị trí đã quy hoạch hoặc vị trí đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận;
  2. b) Không ghi rõ tên, địa chỉ của người thực hiện quảng cáo trên mỗi bảng quảng cáo, băng-rôn.
  3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
  4. a) Quảng cáo vượt diện tích quy định của bảng quảng cáo, băng-rôn tại vị trí đã quy hoạch hoặc vị trí đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận;
  5. b) Không tự tháo dỡ băng-rôn đã hết hạn ghi trong thông báo; không tự tháo dỡ bảng quảng cáo, băng-rôn rách, nát, mất mỹ quan.
  6. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
  7. a) Đặt biểu trưng, lô-gô, nhãn hiệu hàng hóa của người quảng cáo không đúng vị trí quy định trên bảng quảng cáo, băng-rôn có nội dung tuyên truyền, cổ động chính trị, chính trị – xã hội;
  8. b) Thể hiện lô-gô, nhãn hiệu hàng hóa vượt quá diện tích theo quy định trên bảng quảng cáo, băng-rôn có nội dung tuyên truyền, cổ động chính trị, chính trị – xã hội;
  9. c) Quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn không tuân theo quy định về khu vực bảo vệ di tích lịch sử – văn hóa; hành lang an toàn giao thông, đê điều, lưới điện quốc gia; che khuất đèn tín hiệu giao thông; chắn ngang qua đường giao thông, bảng chỉ dẫn công cộng;
  10. d) Sửa đổi làm sai lệch nội dung quảng cáo đã thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  11. đ) Thông báo không đúng về nội dung quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi thực hiện quảng cáo.
  12. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi quảng cáo sau đây:
  13. a) Sử dụng âm thanh trên màn hình chuyên quảng cáo đặt ngoài trời;
  14. b) Không thông báo về nội dung, thời gian, địa điểm quảng cáo, số lượng bảng quảng cáo, băng-rôn.
  15. Biện pháp khắc phục hậu quả:
  16. a) Buộc bổ sung tên, địa chỉ của người thực hiện quảng cáo trên mỗi bảng quảng cáo, băng-rôn đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
  17. b) Buộc tháo dỡ quảng cáo đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1, các khoản 2, 3 và 4 Điều này.”

cách xin giấy phép khi treo băng rôn

Mẫu quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực quảng cáo. Ảnh: Internet

Chuẩn bị hồ sơ

Điều 29 của Luật Quảng cáo năm 2012 quy định về Hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng rôn mà doanh nghiệp phải chuẩn bị bao gồm những giấy tờ sau:

“1. Văn bản thông báo sản phẩm quảng cáo ghi rõ nội dung, thời gian, địa điểm quảng cáo, số lượng bảng quảng cáo, băng-rôn.

  1. Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của người kinh doanh dịch vụ quảng cáo hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của người quảng cáo trong trường hợp tự thực hiện quảng cáo.
  2. Bản sao giấy tờ chứng minh sự hợp chuẩn, hợp quy của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ theo quy định của pháp luật hoặc giấy tờ chứng minh đủ điều kiện để quảng cáo theo quy định tại Điều 20 của Luật Quảng cáo 2012.
  3. Bản sao văn bản về việc tổ chức sự kiện của đơn vị tổ chức trong trường hợp quảng cáo cho sự kiện, chính sách xã hội.
  4. Ma-két sản phẩm quảng cáo in mầu có chữ ký của người kinh doanh dịch vụ quảng cáo hoặc chữ ký của người quảng cáo trong trường hợp tự thực hiện quảng cáo. Trong trường hợp người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, người quảng cáo là tổ chức thì phải có dấu của tổ chức.
  5. Văn bản chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng bảng quảng cáo; quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng địa điểm quảng cáo đối với băng-rôn.
  6. Bản phối cảnh vị trí đặt bảng quảng cáo.
  7. Bản sao giấy phép xây dựng công trình quảng cáo đối với loại bảng quảng cáo phải có giấy phép xây dựng theo quy định tại khoản 2 Điều 31 của Luật Quảng cáo năm 2012.”

Tiến hành gửi hồ sơ xin giấy phép

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ, doanh nghiệp cần thực hiện các bước theo trình tự sau:

  • Bước 1: Gửi hồ sơ đến tổ tiếp nhận hồ sơ của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
  • Bước 2: Chờ phản hồi. Trong vòng 5 ngày, nếu Sở văn hóa không phản hồi thì doanh nghiệp, nhãn hàng có thể triển khai quảng cáo đã thông báo trước đó; nếu quảng cáo không được chấp thuận sẽ có văn bản giải trình chi tiết gửi về.

Chỉnh lý, bổ sung hồ sơ khi cần thiết

Trong trường hợp tổ tiếp nhận hồ sơ thông báo hồ sơ giấy tờ còn thiếu hoặc có sai sót, cần bổ sung, chỉnh lý thì doanh nghiệp, nhãn hàng cần nhanh chóng thực hiện điều chỉnh và gửi lại hồ sơ.

Lệ phí đăng ký xin giấy phép treo băng rôn, cờ phướn, banner quảng cáo

Mức phí doanh nghiệp, nhãn hàng phải bỏ ra tùy thuộc vào kích thước băng rôn hoặc diện tích treo băng rôn. Kích thước lớn nhỏ khác nhau sẽ có mức phí khác nhau, diện tích treo nhiều hay ít thì mức phí cũng sẽ chênh lệch theo.

Mức lệ phí tham khảo:

  • Những quảng cáo in trên bảng, biển, banner và các hình thức quảng cáo ngoài trời tương tự có diện tích từ 40m2 trở lên có mức giá khoảng 600.000đ/1 giấy phép/1 bảng, biển, băng rôn, banner.
  • Đối với những hình thức treo quảng cáo có diện tích từ 30m2 đến dưới 40m2 có mức giá khoảng 500.000đ/1 giấy phép/1 bảng, biển, băng rôn, banner.
  • Đối với các hình thức quảng cáo ngoài trời có diện tích từ 20m2 đến dưới 30m2 có mức giá khoảng 400.000đ/1 giấy phép/1 bảng, biển, banner.

xin giấy phép khi treo băng rôn

Mẫu phản hồi về việc quảng cáo sản phẩm trên băng rôn. Ảnh: Internet

G2B Media – Đơn vị triển khai các dịch vụ quảng cáo ngoài trời uy tín

G2B Media ra đời nhằm mục đích khắc phục các bất cập của “Quảng cáo ngoài trời”, từ đó đưa thương hiệu, sản phẩm của Quý Công ty đến với đối tượng mục tiêu, khách hàng tiềm năng một cách nhanh chóng, hiệu quả, tiết kiệm chi phí, bằng các phương tiện, loại hình, truyền thông thông qua lĩnh vực quảng cáo ngoài trời. Ngoài ra tính trung thực và minh bạch được G2B Media đặt lên hàng đầu. Đây là tiêu chí nhất quán và là kim chỉ nam cho G2B Media nói riêng và ngành quảng cáo ngoài trời nói chung. Sự hài lòng của khách hàng là thước đo thành công của chúng tôi.

Liên hệ ngay với G2B Media để được hỗ trợ tư vấn và nhận được những thông tin báo giá dịch vụ làm thủ tục xin giấy phép treo băng rôn, cờ phướn, banner quảng cáo nói riêng và các hình thức quảng cáo ngoài trời khác nói chung!

Scores: 4.7 (38 bình chọn)